Khắc phục tình trạng lúa xuân chậm phát triển
Từ sau khi cấy lúa xuân đến nay, thời tiết luôn duy trì nền nhiệt độ thấp, trời âm u, ít nắng, khiến các trà lúa xuân xảy ra tình trạng chậm phát triển.
Có 78 kết quả được tìm thấy
Từ sau khi cấy lúa xuân đến nay, thời tiết luôn duy trì nền nhiệt độ thấp, trời âm u, ít nắng, khiến các trà lúa xuân xảy ra tình trạng chậm phát triển.
Ngay trong những ngày đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân xã Chất Bình (huyện Kim Sơn) đã tập trung xuống đồng gieo cấy lúa vụ Đông Xuân. Không khí lao động hối hả, rộn ràng ở khắp các xứ đồng hứa hẹn sẽ lại mang đến một vụ mùa bội thu cho người nông dân nơi đây.
Trong tiết trời mùa xuân, khi những dư âm của ngày Tết cổ truyền vẫn còn đâu đó, bà con nông dân Yên Khánh đã nô nức xuống đồng gieo cấy lúa xuân với ước vọng một năm sản xuất mưa thuận gió hòa, có một vụ lúa đông xuân thắng lợi.
Thời điểm này, trên 650ha trà lúa xuân sớm ngoài đê của huyện Gia Viễn đã thu hoạch xong, năng suất ước đạt 65 tạ/ha. Lúa trong đồng đã vào kỳ chín rộ, tranh thủ thời tiết nắng ráo, thuận lợi cho việc phơi phóng, các địa phương đang khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn lúa đông xuân trong niềm vui được mùa.
Thời tiết sau Tết có nắng ấm, thuận lợi cho cây lúa xuân nhanh bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh, những ngày này trên khắp các cánh đồng, bà con nông dân huyện Yên Khánh đang tập trung xuống đồng chăm sóc, làm cỏ, chăm bón và tỉa dặm cho lúa vụ đông xuân. Phấn đấu có một vụ lúa đông xuân giành năng suất cao.
Vụ lúa đông xuân này, trà lúa xuân sớm ngoài đê ở huyện Gia Viễn có 546,6 ha, đã thu hoạch xong, năng suất lúa ước đạt 64,2 tạ/ha. Lúa trong đồng đã vào kỳ chín rộ, các địa phương trong huyện khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn lúa đông xuân theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng".
Vụ đông - xuân 2019-2020, toàn tỉnh gieo cấy 40.060 ha lúa. Hiện tại trà xuân sớm đang trong giai đoạn đỏ đuôi đến thu hoạch, trà xuân muộn ở thời kỳ ôm đòng đến chín sữa. Nhìn chung trên địa bàn tỉnh, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, đây là thời kỳ cuối vụ và một số đối tượng sâu bệnh có khả năng phát sinh, phát triển mạnh với nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng lúa xuân của cả vụ.
Thời tiết khá thuận lợi, lúa đông xuân trên địa bàn huyện Gia Viễn sinh trưởng, phát triển tốt. Trà lúa xuân sớm chủ yếu ở diện tích ngoài đê đang trong giai đoạn phân hóa đòng. Diện tích lúa trong đồng đang ở kỳ đẻ nhánh rộ. Đây cũng là thời điểm việc quản lý các đối tượng dịch hại, sâu bệnh được địa phương coi trọng nhằm giảm thiệt hại và đảm bảo thành quả vụ sản xuất đông xuân.
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa, nông dân Ninh Bình sẽ đồng loạt xuống đồng gieo cấy vụ đông xuân. Tuy nhiên, theo dự báo thì việc cấp nước cho vụ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi tình trạng khô hạn và lượng nước thiếu hụt ở tất cả các hồ, đập, sông, suối. Bên cạnh đó, những diễn biến hết sức bất thường của thời tiết thời gian gần đây cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch gieo cấy 40 nghìn ha lúa xuân của tỉnh. Giải quyết tình trạng này như thế nào? Phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Lã Quốc Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp & PTNT) xung quanh nội dung trên.
Hiện nay, trà lúa xuân sớm đang ở giai đoạn phơi màu đến chắc xanh, trà xuân muộn đang phân hóa đòng đến ôm đòng. Nhìn chung, trên phạm vi toàn tỉnh lúa sinh trưởng và phát triển tốt do đảm bảo đủ nước, bón phân cân đối, phòng chống dịch hại kịp thời. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng cho thấy một số đối tượng đang phát sinh và có khả năng gây hại rộng trên các trà lúa, cụ thể:
Thời tiết khá thuận lợi, lúa đông xuân trên địa bàn huyện Gia Viễn sinh trưởng, phát triển tốt. Thời điểm này, trà lúa xuân sớm chủ yếu ở diện tích ngoài đê đang trong giai đoạn phân hóa đòng - đòng già, có thể thu hoạch trước lũ tiểu mãn (20/5). Diện tích lúa trong đồng đang ở kỳ đẻ nhánh rộ - làm đòng. Đây cũng là thời điểm việc quản lý các đối tượng dịch hại, sâu bệnh được địa phương coi trọng nhằm giảm thiệt hại và đảm bảo thành quả vụ sản xuất đông xuân.
Vụ đông xuân năm 2019, do làm tốt công tác chuẩn bị, thời tiết thuận lợi, huyện Yên Mô đã hoàn thành gieo cấy nhanh gọn trên 6.470 ha lúa trong khung thời vụ tốt nhất và sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch. Nhằm đảm bảo diện tích lúa xuân sinh trưởng, phát triển tốt, hiện bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, theo dõi và phòng trừ sâu bệnh cho lúa.
Đang nhổ cỏ trên khu ruộng nhà mình, chị Hoàng Thị Nga, HTX Hồng Phong (xã Ninh Hòa-Hoa Lư) cho biết: Sau 3 ngày vui xuân, đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, gia đình tôi đã ra đồng cấy 1,5 mẫu lúa xuân. Tranh thủ thời tiết nắng ấm, sau gần 2 ngày, toàn bộ diện tích lúa xuân của gia đình tôi đã được cấy xong. Lúa cấy đến đâu đều bén rễ hồi xanh nhanh đến đó.
Vụ đông xuân 2019, toàn tỉnh gieo cấy được 39.854,3 ha lúa. Hiện nay, trà lúa xuân sớm đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến phân hóa đòng; trà lúa xuân muộn đẻ nhánh đến đẻ rộ. Nhìn chung trên phạm vi toàn tỉnh, lúa sinh trưởng, phát triển tốt do điều kiện nước hợp lý, chăm sóc và phòng trừ dịch hại kịp thời.
Thời tiết khí hậu giai đoạn trước Tết Kỷ Hợi thuận lợi cho khâu làm đất và gieo cấy lúa xuân, nên các địa phương của huyện Yên Khánh đã đồng loạt xuống đồng gieo cấy lúa đông xuân. Toàn huyện đã hoàn thành việc gieo cấy lúa đông xuân.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, mặc dù thời tiết khí hậu có bất thuận nhưng bà con nông dân huyện Yên Khánh vẫn khẩn trương ra đồng triển khai các công việc để gieo cấy lúa xuân.
Những ngày này, đi trên đê Hoàng Long mọi người đều cảm nhận không khí ngày mùa đã bắt đầu rộn rã. Các xã ven đê của Gia Viễn như Gia Trung, Gia Tiến, Gia Thắng... bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ lúa xuân. Niềm vui được mùa, nụ cười rạng rỡ hiện rõ trên gương mặt mỗi người.
Vụ đông xuân 2017-2018, huyện Hoa Lư gieo cấy 3016,7 ha lúa với cơ cấu 100% diện tích lúa xuân muộn, tỷ lệ lúa lai chiếm 21,55%, lúa thuần hơn 78%, diện tích lúa chất lượng cao 58,4%. Diện tích lạc, ngô, rau màu hơn 20ha…Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, các xã, HTX đã hoàn thành việc gieo trồng vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất.
Có mặt tại cánh đồng Trừ, HTX Hợp Tiến (xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh), chúng tôi cảm nhận được không khí tấp nập, khẩn trương chăm sóc lúa của bà con nông dân. Bên thửa ruộng ven đường, chị Hoàng Thị Mây vừa vãi phân cho lúa vừa cho chúng tôi biết: Vụ này thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển đều và đẹp.
Hiện nay hơn 6.500 ha lúa đông xuân của huyện Yên Mô đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh. Để đảm bảo lúa xuân sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao, bà con nông dân trong huyện đang tập trung nhân lực xuống đồng chăm sóc và bảo vệ lúa.
Thiên nhiên đã ban tặng cho hai huyện Gia Viễn, Nho Quan một lợi thế lớn, đó chính là con sông Hoàng Long cung cấp nước phục vụ sản xuất và nguồn lợi thủy sản. Thế nhưng cứ vào mùa mưa, cũng chính con sông Hoàng Long đem dòng lũ từ thượng nguồn đổ về, có thể lấy đi những vụ lúa bội thu của người nông dân. do vậy, từ nhiều năm nay, huyện Gia Viễn và Nho Quan đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông xuân, ứng phó với lũ tiểu mãn, đặc biệt là trong vụ đông xuân 2017-2018 này.
Theo tổng hợp từ các địa phương, đến thời điểm này toàn bộ trà lúa xuân sớm đã cơ bản gieo mạ xong. Tuy nhiên những ngày qua, thời tiết liên tục rét đậm kéo dài, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và mạ Xuân sớm nói riêng. Do đó, nông dân các huyện, thành phố đang chủ động nhiều biện pháp nhằm khắc phục ảnh hưởng của rét đậm, rét hại và tạo điều kiện cho mạ xuân sinh trưởng, phát triển thuận lợi, có đủ mạ tốt, cấy hết diện tích trong khung thời vụ cho phép.
Hiện nay, trà lúa xuân muộn trên những xứ đồng của huyện Kim Sơn đang ở giai đoạn phân hóa đòng - ôm đòng. Để đảm bảo năng suất cuối vụ, bà con nông dân Kim Sơn vẫn tiếp tục công việc trọng tâm đó là chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh.
Vụ đông xuân 2016-2017, toàn tỉnh gieo cấy trên 41.000ha lúa; trong đó có 15.141,2ha được thực hiện bằng biện pháp gieo thẳng, chiếm 36,8% diện tích lúa gieo cấy, tăng 3.254,6ha so với vụ đông xuân trước. Đến thời điểm cuối tháng tư, về cơ bản khâu chăm sóc cho lúa đã hoàn tất.
Vụ đông xuân năm nay, huyện Kim Sơn cấy 8.200 ha lúa với 100% diện tích là lúa xuân muộn. Hiện nay, lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt và ở giai đoạn đẻ nhánh.